Nghe để con nói, nói để con nghe


nghe_de_con_noi.jpg

Giới thiệu sách: Đối với các bậc cha mẹ, chắc chắn không có giai đoạn nào mang đến nhiều cảm giác bối rối, bực dọc và mệt mỏi như giai đoạn nuôi dưỡng những đứa con ở tuổi thanh thiếu niên. Thanh thiếu niên đặc biệt quan tâm đến bản thân mình, với nhiều tâm trạng đan xen và thường gửi đến cho bố mẹ rất nhiều thông điệp không rõ ràng. Trong khi đó, trách nhiệm của cha mẹ là phải đặt ra những giới hạn cho con, có những cuộc nói chuyện nghiêm túc với con, đề ra hình phạt khi con mắc sai lầm, giúp con rút ra bài học sau mỗi lần vấp ngã và hướng con đến một giai đoạn trưởng thành tràn đầy hạnh phúc và luôn gặt hái được thành công.

Bằng cách nào để các bậc phụ huynh thực hiện được những trách nhiệm trên?

Có một biện pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả trong cuốn sách Nghe để con nói, nói để con nghe này:

Cha mẹ nên gần gũi con cái mọi lúc mọi nơi, tận dụng những cơ hội dù nhỏ nhất để có thể thấu hiểu tâm tư, tình cảm của con mình.

Cuốn sách này giống như kim chỉ nam giúp các bậc phụ huynh nhận biết những thời điểm thuận lợi để gần gũi con cái hơn, nhờ đó giảm bớt những phiền muộn họ gặp phải khi nuôi dạy những cô cậu đang ở tuổi mới lớn.

Trích đoạn sách hay:

"...Có lẽ phải rất khó khăn các bậc phụ huynh mới nhận ra sự thật là tất cả những lời khuyên răn, những bài học giáo huấn hay những bài học kinh nghiệm về cuộc sống của họ chỉ như "nước chảynước đổ đầu vịt" đối với con cái họcái. Tuy nhiên, hầu hết các bậc phụ huynh đều không dễ dàng chấp nhận sự khước từ của con trước lời khuyên của họ. Bất chấp sự phản đối của con, chúng ta liên tiếp tặng cho con nhiều lời khuyên cá nhânkhuyên và giáo huấn con, ngay cả khi chúng ta biết rằng con không hề lắng nghe. Chúng ta không biết phải làm gì khác và chúng ta không bao giờ lựa chọn phương án "ngồi án binh bất động" bên lềtrước việc làm của con. Tất nhiên, sự thúc giục phải "giúp đỡ" con sẽ mang tính chất tích cực nếu bạn biết cách vận dụng phương pháp này một cách gián tiếp. Chắc chắn phương pháp gián tiếp sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Trong chương trước, chúng ta đã đề cp đến xu hướng yêu bn thân ca tr (xu hưng này góp phần khiến tr thờ ơ trưc lời khuyên hu ích ca chúng ta). Trongvà trong chương này, chúng ta sẽ cùng nghiên cu nguyên nhân khiến những li khuyên và nhng bài giáo huấn thông thưng chỉ có th "đi từ tai trái sang tai phải" của tr. Trưc hết, chúng ta s cùng nghiên cu kĩ lưng về "người em họ" của tư tưởng hội chứng yêu bản thân: động lcsự thúc đy của tư tưởng tinh thần tự lp..."

Về tác giả: Tiến sĩ Michael Riera làm việc trong ngành giáo dục từ năm 1980. Ngoài cuốn sách Nghe để con nói, nói để con nghe, ông còn là tác giả của bốn cuốn sách nổi tiếng khác trong lĩnh vực hướng dẫn các bậc cha mẹ dưỡng dục con cái, chẳng hạn Field Guide to the American TeenagerUncommon Sense for Parents with Teenagers. Riera là phóng viên phụ trách mảng gia đình và trẻ vị thành niên của Chương trình Sáng thứ Bảy trên kênh CBS, đồng thời tổ chức chương trình phát thanh riêng có tên Family Talk with Dr. Mike (Đối thoại gia đình với Tiến sĩ Mike). Ngoài ra, Riera còn xuất hiện trong các chương trình truyền hình nổi tiếng như Oprah Winfrey Show, Today, The View và 48 Hours.

Thông tin về cuốn sách:

Tên sách

Nghe để con nói, nói để con nghe

Tác giả

Michael Riera

Giá

69.000 (vnđ)

Số trang

385

Nhà xuất bản

Lao động - Xã hội

Khổ

13 x 20,5 (cm)

Dạng bìa

Bìa mềm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét