Mạnh hơn cả lời nói


manh_hon_ca_loi_noi_final.jpg

Giới thiệu sách: “Anh đã hại con, giờ anh hãy chữa khỏi bệnh cho con đi!” là chỉ thị mà vợ tôi giao cho tôi khi chứng kiến cậu con trai thứ tư mắc bệnh tự kỷ sau khi được tiêm phòng những liều vắc-xin quai bị, sởi và ru-be-la. Nhận thấy không có giải pháp nào khác từ các loại sách y học, tôi cũng giống như bao bậc làm cha làm mẹ khác đã theo đuổi hành trình chữa trị giúp con trai thoát khỏi căn bệnh tự kỷ và tái hòa nhập vào thế giới của chúng ta. Bệnh tự kỷ trong nhà chúng tôi, cũng như mọi gia đình khác là 24/7 với những tiếng hét, những đêm không ngủ, bụng trương lên, chứng táo bón, chứng tiêu chảy, chứng viêm tai (với những thuốc kháng sinh đi kèm), sự ám ảnh, sự dai dẳng, sự khắt khe, và tất nhiên, không giao tiếp dù là bằng mắt và không vui chơi. Tôi đã và vẫn đang ngạc nhiên trước phản ứng im lặng của cộng đồng y học khi ngày càng có nhiều người mắc bệnh tự kỷ. Tôi không thể chờ được nữa. Con trai tôi hồi phục là giải pháp duy nhất để cứu gia đình tôi.

Tôi được đào tạo chính quy về Nhi khoa từ những năm 1980. Tôi còn nhớ rất rõ một trong những thầy dạy tôi đã chỉ vào một em bé bị tự kỷ mới nhập viện và nhận xét: “Cậu bé này lãnh đạm quá phải không? Anh có thể sẽ không bao giờ gặp một bé nào khác như vậy đâu; những trường hợp như thế này rất hiếm.” Nhưng từ thời điểm bấy giờ đến nay đã có nhiều biến đổi rất lớn. Giờ đây, chúng ta có thể thấy những đứa trẻ như vậy ở bất cứ nơi nào. Nhưng vì tỷ lệ cứ năm bé trai mới có một bé gái bị bệnh tự kỷ nên con số này đã bỏ qua ảnh hưởng của bệnh tới bé gái mà thay vào đó, người ta nói rằng: cứ 70 bé trai thì có một bé bị bệnh. Một con số kinh hoàng! Vậy tại sao không có một bác sĩ khoa nhi nào chịu can thiệp?

Nếu tự kỷ được coi là chứng rối loạn thần kinh hoặc rối loạn về gen thì có thể đưa ra danh sách các chuyên gia là: nhà thần kinh học, nhà di truyền học, bác sĩ nhi khoa hành vi, bác sĩ tâm thần, và nhà trị liệu dành cho các bà mẹ, vì dù thế nào thì hầu hết các vấn đề này đều là lỗi của họ. Nhưng bạn biết gì không? Mặc cho tất cả những kết luận chẩn đoán cùng những điều vô vị khác nữa, sự chuyển biến ở đứa trẻ, nếu có, là rất ít.

Theo tôi hiểu, bệnh tự kỷ đã lấy mất tâm hồn của đứa trẻ; và cũng tàn nhẫn hút hết nghị lực sống của hết người này đến người khác trong gia đình. Nó khiến mọi thứ bình thường khác trở thành vô nghĩa. Không nghi ngờ gì nữa, một câu hỏi phải được đặt ra trong lúc khủng khiếp đó: “Tôi phải làm gì với sự tức giận, đau đớn, tuyệt vọng và đau buồn của mình?”. Đã đến lúc phải xắn tay lên và áp dụng tất cả những gì tôi học được về Nhi khoa nói chung để tìm ra giải pháp.

Nếu tôi xem xét toàn bộ phương thức vận động của cơ thể và tiến hành điều trị thì có lẽ tôi có thể xử lý dần dần từng vấn đề. Bắt đầu với con trai tôi, tôi phải xử lí vấn đề dinh dưỡng (bé chỉ ăn bánh quy sôcôla, khoai tây chiên, bỏng lúa mạch, và uống nửa bình sữa mỗi ngày). Việc lập chế độ ăn uống của bé buộc tôi phải loại bỏ những thức ăn chứa protein và tất cả các loại bơ sữa. Điều sau đó chúng tôi trải qua thật đáng ngạc nhiên. Những đêm bé không ngủ dần chuyển thành những giấc ngủ trọn vẹn, tuyệt vời! Khi thêm dầu gan cá tuyết vào chế độ ăn của bé, chúng tôi đã thấy bé bắt đầu giao tiếp bằng mắt và ngôn ngữ! Như vậy, có lẽ bệnh tự kỷ hoàn toàn có thể chữa trị được. Phát hiện ra trục trặc ở đâu và tập trung giải quyết nó thực sự là điểm mấu chốt để có thể hồi phục.

Ngạc nhiên làm sao khi thấy con mình biến chuyển, khi những nguyên nhân khiến chúng đau đớn, la hét, tiêu chảy, táo bón, ốm đau thường xuyên bị đẩy lùi! Tuyệt vời làm sao khi thấy các bậc cha mẹ nói rằng sự lãnh cảm đã biến mất, rằng sự co giật hiếm khi mới xảy ra! Hạnh phúc làm sao khi thấy hi vọng lại trở về với các bậc phụ huynh! Hôn nhân, gia đình được hàn gắn. Những đứa trẻ bị tự kỷ có thể trở lại thế giới của chúng ta!

Jenny đã làm một việc không thể tin được khi kể lại câu chuyện về Evan. Chính Evan cũng phải trải qua hành trình nguy nan với bệnh tự kỷ. Không ai được đánh giá thấp ảnh hưởng của những tác động từ môi trường, dù là tự nhiên hay nhân tạo (dù mục đích có tốt như thế nào) đến sự phát triển của bộ não cũng như cơ thể của trẻ nhỏ. Quan trọng hơn, không ai được từ bỏ quá trình chữa trị đó. Bệnh tự kỷ hoàn toàn có thể điều trị được!

Bệnh tự kỷ không phải là chứng bệnh kết thúc bằng cái chết. Nó là điểm bắt đầu của hành trình về niềm tin, hi vọng, tình yêu và sự phục hồi.”

Jerry J.Kartzinel, Tiến sĩ y học, Viện nghiên cứu
về trẻ em Mỹ, Bác sĩ nhi khoa được cấp
chứng nhận quốc tế, Hội viên nhi khoa
viện Ponte Vedra (www.pppvonline.com)

Trích đoạn sách hay:

BÊN NGOÀI trời đã tối. Đã đến lúc cho Evan uống thuốc trị co giật màu xanh da trời ở nhà lần đầu tiên. Tôi bơm thuốc vào miệng cháu và bắt cháu phải nuốt. Tôi có thể thấy vị thuốc không dễ chịu chút nào, nhưng tôi không quan tâm. Tôi giữ cho miệng cháu ngậm lại tới khi cháu nuốt hết. Tôi không thể để cháu đánh rơi dù chỉ một giọt.

Tối hôm đó, tôi đặt cháu vào giường, hôn cháu và bảo cháu tôi sẽ quay lại trong ít phút. Cháu không phản ứng với bất cứ điều gì tôi nói. Tôi bước ra khỏi phòng, trông thấy ánh nhìn trống rỗng của cháu lên trần nhà. Đa số bọn trẻ đều muốn được vỗ về hoặc được đọc sách và không muốn mẹ rời khỏi chúng chút nào. Nhưng Evan thì không. Cháu chưa bao giờ quan tâm khi mẹ ra khỏi phòng. Tôi thường vẫn nghĩ rằng cháu dũng cảm, nhưng lần này rõ ràng có cái gì đó khác. Cháu dường như không tồn tại trong bản thân mình nữa. “Sự xâm lấn của những kẻ bắt cóc thân thể” là cách tốt nhất để miêu tả điều này. Evan không còn là Evan nữa. Tôi rời khỏi phòng cháu và đi vào phòng ngủ của mình. John động viên tôi vào giường ngủ. Đó là đêm đầu tiên chúng tôi trở về nhà, và tôi bảo với John rằng kể cả anh ấy trả cho tôi hàng triệu đôla cũng không thể khiến tôi rời xa đứa con mình quá 20 phút. Nhưng anh yêu cầu tôi nằm xuống vì anh ta muốn quan hệ tình dục. Chúng tôi vừa mới mang con mình từ bệnh viện về, vậy mà anh ta muốn quan hệ sao! Đó chính là sự khác biệt giữa đàn ông với phụ nữ. Chúng tôi thực sự có xu hướng xử lý những căng thẳng rất khác nhau, và tôi hiểu rất rõ John đang cố gắng thoát khỏi tình trạng này bằng cách duy nhất anh ta biết - đó là tình dục - nhưng tôi không chấp nhận.

Tôi quay lại phòng Evan, nằm xuống bên cạnh cháu. Cháu vẫn nhìn lên trần nhà trong suốt ba giờ tiếp theo mà không nói lời nào. Tôi tự hỏi con trai tôi đã lạc mất đâu rồi. Tôi nhắm mắt lại trước cả con, và trôi vào giấc ngủ yên bình.

ĐẤM! ĐÁ! CẤU VÉO!

Tôi bật dậy khỏi giường. Tôi nhìn thấy cháu như phát điên lên. Cháu lắp bắp la hét với tôi và đập tay chân ầm ĩ. Tôi không hiểu điều gì đang xảy ra. Tôi nói: “Evan, con yêu, con bị làm sao vậy? Là mẹ đây mà.”

Cháu đấm đá, gào lên và la hét. John chạy vào xem điều gì đang xảy ra. Anh bắt đầu la hét với tôi, và tôi cũng la hét lại anh tới khi Evan hét to át cả hai chúng tôi. John quay ra và bỏ về phòng của chúng tôi. Đêm đó, tôi đã thử mọi cách để có thể trấn an được cháu.

Khi mặt trời đã lên còn giọng của cháu lạc đi vì gào thét và đánh đập suốt đêm qua, cháu nằm trên sàn, lả đi trong tay tôi, còn tôi ngồi sụp xuống dựa vào tường. Đã 6 giờ sáng, tôi ước mình có thể nói rằng cháu đã ngủ ngon trong tám tiếng, nhưng không. Hai giờ sau, cháu lại thức giấc và lại tiếp tục điên loạn.

Mẹ John, Joyce và dượng Roger đã quyết định tạt qua giúp đỡ tôi một chút. Tôi rất biết ơn vì điều đó có nghĩa tôi có thể chợp mắt được một giờ trọn vẹn. Đã một tuần lễ kể từ đêm Phục Sinh đó, và lúc này đây, các bạn có thể tưởng tượng được tôi cảm thấy tan nát và kiệt quệ như thế nào. Tôi không biết mẹ Joyce sẽ nghĩ gì về tình trạng của Evan, bởi ngay cả tôi còn không nhận ra đứa con của mình nữa mà.

Sau khi ngủ được ba tiếng, tôi tỉnh dậy và đi loạng choạng sang phòng khách. Cả mẹ John và dượng đều đang ngồi trên ghế trông Evan. Căn phòng thật tĩnh lặng. Bạn sẽ không dám mong đợi gì từ bố mẹ khi họ đến thăm cháu dù đó không phải là lỗi của họ. Không thể trò chuyện với Evan trong điều kiện này, tôi ngồi xuống và tất cả chúng tôi đều nhìn Evan xoay tròn người. Đôi lúc cháu dừng lại, chạy lên chạy xuống rồi đập đập cánh tay, và lại tiếp tục xoay xoay. Cháu không muốn làm gì với đồ chơi hay với những người khác. Cháu chìm trong thế giới chỉ có mình cháu, và không ai có thể giúp được gì. Mẹ John hỏi: “Điều này có bình thường không con?”

“Con không biết, mẹ ạ. Con cũng không biết phải hỏi ai nữa.” Tôi không thể chịu được cách mọi người nhìn Evan nên tôi mang cháu sang phòng khác và chơi với cháu theo cách tốt nhất tôi nghĩ. Lúc này đây, tim tôi không chỉ vỡ ra, mà nó như đã bị hủy hoại rồi.

Tôi quyết định gọi điện tới công ty sản xuất máy đo tim giống như những chiếc máy ở bệnh viện và đặt mua một cái cho Evan. Đêm đến, tôi không thể ngủ được, tự hỏi nếu cháu bị co giật thì tim cháu sẽ ngừng đập, nên tôi nghĩ nếu có máy đo tim làm chuông báo thức thì tôi sẽ yên tâm mà ngủ hơn. Khi tôi gọi điện tới công ty đó, họ nói rằng máy này chỉ phục vụ cho bệnh viện, hoặc chỉ khi có chỉ định của bác sĩ nói rõ rằng con tôi thực sự rất cần. Tôi gọi điện cho bác sĩ nhi khoa của tôi và ông ta cố giải thích với tôi là cái máy đó không cần thiết. Trước khi ông ta nói ra từ “Cần thiết”, tôi đã hét toáng lên: “Ông thực sự không biết điều chết tiệt gì tôi phải trải qua suốt tuần trước. Tôi cần cái máy đó, vì vậy, hãy điền ngay vào bản chỉ định rồi fax nó ngay cho tôi!”

Như thường lệ, ông ta yên lặng một lát rồi nói: “Được rồi, tôi sẽ fax cho chị ngay đây.”

Tôi fax nó cho công ty đó, họ bảo chiếc máy đó có giá 5000 đôla. Đây mới chỉ là sự khởi đầu của những chi phí khổng lồ, nhưng tôi không có sự lựa chọn nào khác. Tôi nói: “Được rồi, các ông có thể chuyển nó ngay đêm nay cho tôi không?”

Đêm đó, tôi cho Evan uống thêm thuốc trị co giật màu xanh da trời rồi đặt cháu vào giường ngủ. Tôi lại nằm xuống ngay cạnh cháu, và khoảng một giờ sau, cháu lại ĐÁNH ĐẬP, CẤU VÉO, TÁT. Evan bắt đầu nổi quạu. Lần này, bố mẹ John chứng kiến toàn bộ sự việc. Trông họ rất đau khổ khi thấy Evan mất trí. Một lần nữa, tôi thức suốt đêm với cháu, tới khoảng 6 giờ sáng thì mẹ John đón lấy cháu từ tôi và yêu cầu tôi đi ngủ một lát. Lạy Chúa phù hộ cho bà!

Tôi đã ước rằng tất cả những điều tồi tệ này chỉ là một giấc mộng. Tôi thức dậy, cảm thấy thư thái và nghĩ rằng hôm nay là một ngày bình thường. Cảm giác đó chỉ kéo dài vẻn vẹn được bốn giây. Nỗi buồn lại xâm chiếm trái tim tôi, tôi trở lại phòng khách để xem ngày hôm nay mang tới cho tôi những gì. Evan vẫn đang ngủ trên ghế sofa, trông bà nội quá lo lắng đến nỗi tôi cũng thấy phiền muộn khi thấy bà như vậy. Tôi biết Evan không còn là Evan nữa. Có lẽ chính sự co giật đã khiến cháu trở nên điên loạn. Tôi không biết phải quay đi đâu nữa. Chồng tôi cũng đang ở nhà, nhưng không hiểu sao dường như anh đang gắng tránh xa tôi. Tôi biết chúng tôi không thể nói chuyện lịch sự với nhau được nữa, nên tôi sẽ tự mình tiếp tục tìm câu trả lời.

Ngày hôm đó, máy đo nhịp tim đã được mang tới, nó cứ như ông Ed McMahon đang đứng trước cửa nhà tôi với một công cụ kiểm tra thần kỳ. Tôi quá sung sướng nhảy cẫng lên khi mua được chiếc máy bảo vệ tốt nhất. John cũng sung sướng vì điều đó đồng nghĩa với việc anh có thể có lại người vợ của mình. Bộ phận báo động của chiếc máy này sẽ được nối với phòng ngủ của chúng tôi.

Đêm đó chúng tôi nối máy vào Evan, và cảm thấy rất yên tâm khi biết âm thanh nhức óc của chiếc chuông sẽ báo động cả ngôi nhà nếu nhịp tim của cháu tụt xuống hoặc tăng lên, dù chỉ một chút. Như thường lệ, tôi cho cháu uống thuốc trị co giật màu xanh da trời và đặt cháu nằm ngủ. Lần đầu tiên tôi thả mình xuống giường và để nguyên quần áo thế mà ngủ, không phải vì tôi cần chúng ngay trong trường hợp khẩn cấp mà vì nó sẽ ngăn chồng tôi đụng chạm vào cơ thể mình. Chúng tôi không còn hòa hợp nữa, và tôi cảm thấy mình đơn độc. Nếu yếu tố tình cảm trong mối quan hệ đã không còn thì tôi cũng không thích làm “chuyện đó” nữa.

BÍP BÍP BÍP BÍP

Có tiếng chuông kêu. Tôi lao vào căn phòng và thấy Evan đã dứt bỏ các dây dợ, đang chống tay và quỳ gối, nện đầu vào tấm ván đầu giường.

BẬP BẬP BẬP

Tôi hét lên, “Dừng lại ngay, Evan.”

BẬP BẬP BẬP

Tôi xốc cháu lên và giữ chặt cháu trong tay mình. Cháu khóc thét lên và nói lắp bắp. Cháu đập tay vào đầu lia lịa. John bước vào và quát cháu dừng lại, còn tôi thì quát John rằng anh thậm chí còn không biết con nó đang bị làm sao.

Tôi nói: “Em nghĩ chính thuốc trị co giật đã khiến con bị rối loạn thần kinh như thế này.”

Tôi cầu xin Evan hãy bình tĩnh lại, nhưng cháu vẫn liên hồi đấm, đá. Tôi đánh vật với cháu suốt đêm cho tới khi cả hai đều đổ sập xuống sàn và ngủ thiếp đi lúc 6 giờ sáng.

Sáng hôm sau, tôi gọi điện tới bác sĩ điều trị não cho Evan và yêu cầu ông ta thử loại thuốc khác. Tôi kể với ông ta có lẽ loại thuốc đang dùng đã gây ra ảo giác hành vi bạo lực vì đêm hôm trước cháu liên tục gắng làm đau chính mình. Tất nhiên, vị bác sĩ đã nhạo báng việc tôi cho rằng loại thuốc kỳ diệu đó lại gây ra những phản ứng như vậy, nhưng tôi nói với ông ta rằng kể từ lúc chúng tôi bắt đầu cho cháu uống loại thuốc này ở bệnh viện, cháu trở nên ngày càng hung hãn hơn. Bác sĩ khuyên tôi nên tiếp tục duy trì loại thuốc đó. Nhưng linh cảm trong tôi mách bảo ông ta lại đang tiếp tục gây ra một sai lầm nghiêm trọng khác. Đôi khi bằng bản năng, các bà mẹ có thể biết cái gì hiệu quả, cái gì không, nhưng vị bác sĩ không quan tâm tới bất cứ điều gì tôi nói. Tôi gác máy rồi lên mạng và nghiên cứu.

Đêm hôm sau, giống như hoạt động của đồng hồ hẹn giờ vậy, điều tương tự lại xảy ra, thậm chí còn nghiêm trọng hơn những gì bạn có thể tưởng tượng nổi. Tôi chạy vào phòng của Evan, và lần này cháu đang bị ảo giác và đập tất cả những gì ở xa cháu. Cháu hét lên gọi mẹ, nhưng lại không nhận ra tôi. Cháu đánh tôi như thể tôi là một người lạ trong khi lại đang hét lên tìm tôi. Điều đó làm tim tôi vỡ tan. Tôi không biết phải làm gì nên tôi cũng gào to lên bằng tất cả sức lực của mình. Tôi chạy ra ngoài, hét lên, và cầu Chúa hãy mang tất cả những chuyện này đi. Tôi không thể chịu đựng được khi nhìn con mình như thế này nữa. Tôi cầu Chúa hãy mang cháu đi nếu cháu không thể chịu đựng được nữa, bởi tôi cũng không thể chịu đựng thêm tất cả những điều này, dù chỉ một giây. Tôi khóc, rồi lại làm những việc mà hầu hết các bà mẹ đều làm. Tôi lau mặt và đi vào nhà.

Tôi nhấc điện thoại và gọi cho nhà thần kinh học. Khi ông ấy gọi lại cho tôi lúc 1 giờ sáng, tôi đặt điện thoại ngay cạnh Evan để ông ta có thể nghe âm thanh đứa trẻ này đang tạo ra, những âm thanh khiến tâm hồn của bất kỳ ai cũng phải tê tái. Nhà thần kinh học nói: “Chúng ta cần dừng ngay việc cho cháu uống loại thuốc màu xanh đó lại.”

Khốn nạn, sao trước đó ông ta đã không chịu nghe lời tôi, rồi Evan đã phải chịu thêm một đêm kinh hoàng để kẻ ngu dốt kia thấy loại thuốc hắn kê có tác dụng như thế nào tới cháu.

Chúng tôi chuyển sang loại thuốc khác, loại thuốc mà tôi gọi là thuốc trị co giật màu vàng (dù không hẳn là màu vàng). Tôi rất vui được thông báo rằng chứng rối loạn tâm thần của Evan đã hoàn toàn biến mất. Khi uống loại thuốc màu vàng này, cháu ngủ suốt đêm. Điều đó có nghĩa cuối cùng tôi cũng được ngủ, và cháu không bao giờ phải đánh đuổi những ma quỷ vô hình nữa. Nhưng cả ngày hôm sau lại là một câu chuyện khác. Loại thuốc màu vàng lại khiến cháu mất hoàn toàn khả năng phát ngôn. Đến tận bây giờ, cháu chỉ biết nói một số từ như “quả” hoặc “mẹ” thôi. Tôi không chịu đựng được điều này nữa. Cháu còn chảy nước dãi ra và chìm trong mơ mộng khi cứ nhìn chằm chằm vào bức tường. Tôi gọi điện cho viên bác sĩ và nói với ông ta giờ tôi lại có đứa con như Ozzy Osbour. Tôi kể cho ông ta trước đây Evan là một cậu bé rất hạnh phúc, yêu quý mọi người, nhưng giờ cháu chỉ còn là kẻ sống dở chết dở. Viên bác sĩ bảo tôi cứ để cháu uống tiếp, vì đó là loại thuốc rất tốt. Tôi quá thất vọng. Tôi không biết loại thuốc này ra sao. Tôi không thể hỏi Evan, nên tôi tự quyết định làm cái điều mà nhiều người sẽ cho là ngớ ngẩn: uống thuốc của Evan để xem nó cho tôi cảm giác như thế nào. Tôi cần biết có phải loại thuốc ấy khiến cháu như thế này, hay một cái gì khác nữa. Sau khoảng 1 giờ uống thuốc đó, thề với Chúa, tôi không thể chịu nổi thứ nước bọt trong miệng mình. Mọi ý nghĩ của tôi rối tung lên và không thể dừng mơ mộng.

Tôi không biết phải làm gì nữa. Tôi sẽ chấp nhận một đứa trẻ tâm thần hay sống dở chết dở đây? Tôi sẽ chấp nhận một đứa trẻ sống dở chết dở cho tới khi tôi có thể tự mình tìm ra nhiều thông tin hơn.

Về tác giả: Jenny McCarthy là người mẫu, diễn viên, tác giả và một nhà hoạt động xã hội. Năm 2006, cô xếp thứ 7 trong Top 100 phụ nữ hấp dẫn nhất thế giới do tạp chí FHM - tạp chí dành cho nam giới rất được ưa chuộng tại Mỹ bình chọn. Cô cũng rất thành công trong lĩnh vực sản xuất phim và chương trình truyền hình.

Mc Carthy có những tác phẩm bán chạy nhất được tạp chí New York Times bình chọn như: Belly Laughs, Baby Laughs, Life Laughs. Hiện cô đang sống tại Los Angeles cùng con trai Evan.

Thông tin về cuốn sách:

Tên sách

Mạnh hơn cả lời nói

Tác giả

Jenny McCarthu

Giá

33.000 (vnđ)

Số trang

197

Nhà xuất bản

Lao động – Xã hội

Khổ

13 x 20,5 (cm)

Dạng bìa

Bìa mềm

Read more

Sao chẳng ai chịu hiểu con




sao_chang_ai_chiu_hieu_con_bia.jpg

Giới thiệu sách: Chúng ta - những bậc làm cha làm mẹ cũng như tất cả những ai quan tâm tới trẻ vị thành niên - thường nhắc tới lứa tuổi này và tỏ rõ sự quan tâm của mình với những cụm từ như: giáo dục cho trẻ vị thành niên, chăm sóc sức khỏe cho trẻ vị thành niên, những điều trẻ vị thành niên nên biết v.v… Thế nhưng, thực tế là không phải ai trong chúng ta cũng xác định được trẻ vị thành niên thuộc độ tuổi nào, chăm sóc trẻ vị thành niên ra sao mới khoa học và phải làm gì để tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt cả về thể chất và tâm lý.

Sao chẳng ai chịu hiểu con là một cuốn sách hết sức thiết thực, dựa trên những ví dụ phong phú và sinh động có thực trong cuộc sống để giải đáp cho bạn về những điều còn mơ hồ hay hiểu chưa đúng, cũng như những phương pháp hiệu quả để chăm sóc và định hướng phát triển đúng đắn cho trẻ vị thành niên – những cô bé, cậu bé tuổi từ 10 đến 19 đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ sự phụ thuộc vào bố mẹ để trở thành một người trưởng thành thực thụ.

Trích đoạn sách hay:

“Ngày nào cô bé Smitha 11 tuổi cũng trở về nhà và kể chuyện về bọn con trai cùng lớp với một vẻ căm ghét rõ rệt. Bố mẹ em rất vui và khen ngợi em thật ngoan và nề nếp.

Suchi 14 tuổi đã ghép tên mình với tên một cậu bạn trong sổ tay từ ba tháng nay. Mẹ cô bé biết được điều này, bà rất tức giận và la mắng con gái vì tội yêu đương nhăng nhít mà không tập trung vào học.

Sameet 15 tuổi nhận được nhiều cú điện thoại của bạn gái hơn bạn trai. Bố mẹ cậu phạt cậu vì hay giao du với con gái hơn là con trai. Cả những cô bé đã gọi điện tới cho cậu cũng thường bị mắng. Điều này khiến Sameet rất giận bố mẹ mình.

Smriti 17 tuổi dành rất nhiều thời gian để gửi tin nhắn qua điện thoại di động tới các bạn lớp trên trong trường. Khi bố mẹ cô bé nổi nóng và thu lại điện thoại của em, em lại mượn điện thoại của bạn để nhắn tin suốt đêm.

Shika và Shikar 19 tuổi, là hàng xóm của nhau từ ngày còn bé và đang học cùng trường đại học. Vào ngày Lễ Tình nhân, các em về nhà muộn hơn một tiếng đồng hồ vì ghé vào một quán cà phê. Bố mẹ Shika tát em khi em vừa mới về đến cổng mà không biết rằng những người hàng xóm đang nhìn họ. Shikar cũng không được phép vào nhà vì cậu đã về muộn hơn một tiếng so với quy định. Suốt một tuần liền, Shika và Shikar không được về nhà.

Giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên thực sự là giai đoạn của tình bạn cùng phái. Sự hấp dẫn khác phái bắt đầu hình thành ở giai đoạn giữa của tuổi vị thành niên, tức là từ 14 đến 17 tuổi. Ở thời kỳ đầu của giai đoạn này, sự hấp dẫn khác phái được biểu hiện thành mong muốn được dành thời gian ở bên nhau giữa nhóm bạn hoặc giữ liên lạc thường xuyên bằng những phương tiện có thể. Sự hấp dẫn giới tính mới mẻ này khiến trẻ tách khỏi sự lệ thuộc vào bố mẹ, hướng tới sự độc lập và trách nhiệm trong mối quan hệ thương mến và sẻ chia với một người khác giới. Đây chính là động lực để các em dần dần hình thành những mối quan hệ chín chắn với bạn khác giới.

Bố mẹ cần chấp nhận hiện tượng này như một thời kỳ phát triển bình thường về mặt tâm lý-xã hội và là cột mốc đánh dấu sự phát triển bình thường ở bất cứ thanh thiếu niên nào. Các bậc phụ huynh không nên vội vã đi tới những kết luận thiếu thiện ý và trừng phạt các em vì cho đó là những sự nổi loạn thiếu suy nghĩ, những hành vi lén lút và đi chệch ra khỏi truyền thống gia đình.

Sự kìm nén quá mức những cảm xúc đối với người khác có thể dẫn tới cả sự ức chế lẫn sự tự do thái quá - một biểu hiện của khát vọng nổi loạn. Cả hai trạng thái trên đều gây ra những rắc rối trong các mối quan hệ tương lai. Bố mẹ phải tạo sự thoải mái cần thiết cho trẻ vị thành niên bằng cách đừng tỏ ra phán xét và đe dọa để trẻ cảm thấy có thể thoải mái bày tỏ với bố mẹ về nỗi buồn, niềm vui trong những mối quan hệ mà chúng đang nuôi dưỡng. Điều này có thể giúp các em vừa bình tâm tập trung phấn đấu cho sự nghiệp tương lai vừa vui sống một cách lành mạnh.”

Về tác giả: Tiến sĩ S. Yamuna là một bác sĩ chuyên khoa trẻ em và thanh thiếu niên. Bà có thể cố vấn về những vấn đề liên quan đến tuổi vị thành niên như phát triển tâm, sinh lý, các vấn đề xã hội hay tình dục cho trẻ vị thành niên. Bà đã từng làm cố vấn cho rất nhiều tổ chức trong nước và quốc tế về tăng cường nhận thức về sức khoẻ và phát triển của tuổi vị thành niên cho cha mẹ, thày cô giáo, các bác sĩ nhi khoa, chuyên khoa cũng như các nhà hoạch định chính sách trong nước. Ngoài ra, từ năm 2003, bà còn phụ trách chuyên mục “Tìm hiểu trẻ vị thành niên” trên tờ The Hindu Young World Quest.

Thông tin về cuốn sách:

Tên sách

Sao chẳng ai chịu hiểu con

Tác giả

S. Yamuna

Giá

33.000 (vnđ)

Số trang

206

Nhà xuất bản

Lao động – Xã hội

Khổ

13 x 20,5 (cm)

Dạng bìa

Bìa mềm

Read more

Tuổi 20 cần gì ở cha mẹ?




tuoi_20_can_gi_o_cha_me.jpg

Giới thiệu sách: Những đứa con ở tuổi 20 của chúng ta được gọi bằng rất nhiều cụm từ như Thế hệ mới hoặc Lứa tuổi "giông tố và bão táp"... Dù những thanh niên này được gọi như thế nào thì việc làm cha làm mẹ của họ vẫn luôn là một thử thách cam go. Bởi vậy, chúng ta cần chuẩn bị những gì để giúp con cái khi chúng gặp rắc rối?Đưa ra những cách thức đo lường sự trưởng thành của con cái

Các bậc cha mẹ cần biết:

• Đưa ra những cách thức đánh giá sự trưởng thành của con cái.

• Giải thích "khủng hoảng đầu đời" cho con.

• Xác định lại những vấn đề cơ bản.

• Vạch ra giới hạn cho những vấn đề tiền bạc.

• Cung cấp chỉ dẫn cho những vấn đề về lối sống và tâm linh.

Cuốn sách Tuổi 20 cần gì ở cha mẹ? là sự chỉ dẫn cần thiết giúp các bậc cha mẹ hướng dẫn, dìu dắt (chứ không phải dạy dỗ) đứa con đang ở độ tuổi thanh niên của họ trưởng thành hơn, khôn ngoan hơn và có trách nhiệm với cuộc sống của mình.

Trích đoạn sách hay:

KHỦNG HOẢNG TUỔI ĐÔI MƯƠI

Bạn có cách đặt tên nào khác không? "Khủng hoảng tuổi đôi mươi" nghe ổn chứ? Đó là tên gọi mới nhất để miêu tả một hiện tượng mà các nhà báo và các nhà xã hội học đang đề cập.

Có thể miêu tả hiện tượng này như sau: những thanh niên tuổi đôi mươi bắt đầu đi làm với tâm trạng háo hức nhưng ngay sau đó đã trở nên chán nản bởi sự ganh đua, bon chen nơi công sở. Họ bỏ việc và nhóm họp lại để tìm giải pháp, có thể sẽ tạm thời trở về nhà để suy nghĩ tiếp.

"Rất nhiều thanh niên Mỹ ở độ tuổi đôi mươi cảm thấy lo lắng khi đứng trước vô vàn cơ hội việc làm mà lại không chắc được nên chọn cơ hội nào," Tiến sĩ Jeffrey Arnett, người đang nghiên cứu về những vấn đề của tuổi trưởng thành, nhận xét như vậy. Những thanh niên đó đã trưởng thành như là thế hệ được biệt đãi nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, cho nên họ kỳ vọng quá nhiều vào cuộc sống. Họ mong muốn tìm được một công việc không chỉ có đồng lương hậu hĩnh mà còn phải thú vị, và họ cùng hi vọng sẽ tìm được người bạn đời "tri kỉ".

Tôi có cường điệu quá không? Trang web www.quarterlifecrisis.com mỗi tháng có đến cả triệu lượt truy cập từ 10.000 người đăng ký sử dụng vì muốn xin lời khuyên cũng như tìm kiếm bạn tri kỉ. Abby Wilner, người sáng lập trang web trên và viết cuốn sách Người bạn đồng hành ở tuổi đôi mươi, đã đưa ra những con số ấn tượng tại Mỹ:

· 1/2 số sinh viên tốt nghiệp với gánh nặng nợ học phí, ước chừng 12 nghìn đô la mỗi người (theo Bộ Giáo dục Mỹ).

· Gần 2/3 thanh niên ở độ tuổi đôi mươi nhận trợ cấp từ cha mẹ, trong đó có 40% vẫn còn nhận trợ cấp đến gần tuổi 30 (theo Hiệp hội Xã hội học Mỹ).

· Theo báo cáo gần đây (năm 2002) của Cục Điều tra Dân số, 56,8% đàn ông và 43,2% phụ nữ tuổi từ 20 -21 vẫn sống với bố mẹ hoặc dự định quay về sống cùng bố mẹ sau khi tốt nghiệp.

Khó có thể phủ nhận rằng chưa bao giờ ở Mỹ số trẻ cảm thấy bế tắc lại nhiều đến thế. Một câu hỏi quan trọng được đặt ra: Chuyện khó hiểu này đang ảnh hưởng tới con cái chúng ta như thế nào, và làm thế nào ta có thể giúp chúng vượt qua những rào cản ấy?

Câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi đầu tiên là: rất nhiều những đứa con tuổi đôi mươi của chúng ta đang đắm chìm trong tâm trạng âu lo. Hãy lắng nghe tiếng nói từ chúng. Đây là một ví dụ:

Tôi thường nói với bạn bè rằng ở độ tuổi chúng ta, có hai con đường thường làm chúng ta bận tâm nhiều nhất. Một là sự nghiệp và hai là tình yêu, và tôi nghĩ rằng đó là vì chúng ta muốn tránh sự cô đơn. Có một phần trong tôi cũng muốn lựa chọn một hướng đi cho đời mình. Đôi khi tôi lo lắng - tôi nghĩ rằng tôi đã cố gắng làm việc hết sức hai năm qua để chẳng cần phải có một hướng đi nào cả, nhưng cứ lần nào tôi cho phép mình nghĩ như thế, thì có một phần trong tôi lại lên tiếng:" Mình phải lựa chọn lấy một con đường đi chứ." Tôi cảm thấy bế tắc. Đôi khi tôi cảm thấy mình chưa đâu vào đâu cả, rằng tâm hồn tôi thật hỗn độn."

Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy trong những lời lẽ ấy đầy sự căng thẳng và lo lắng, và tôi tin rằng người nói này đã rất tinh khi phát hiện ra một nguyên nhân chính cho tình trạng ấy: cô đơn. Hãy bỏ chút thời gian để nghĩ về mối quan hệ giữa căn bệnh lo lắng và giới trẻ ngày nay.

Về tác giả:

Bác sĩ Ross Campbell đã có hơn 30 năm kinh nghiệm tư vấn và trị liệu tâm lý, tập trung vào các vấn đề giữa bố mẹ với con cái ở mọi lứa tuổi. Ông chính là tác giả của các cuốn sách bán chạy như Con trẻ cần gì ở cha mẹ? và Teen cần gì ở cha mẹ? đã được Thái Hà Books phối hợp với nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2008.

Thông tin về cuốn sách:

Tên sách

Tuổi 20 cần gì ở cha mẹ

Tác giả

Ross Campbell

Giá

35.000 (vnđ)

Số trang

236

Nhà xuất bản

Lao động - Xã hội

Khổ

12 x 20 (cm)

Dạng bìa

Bìa mềm

Read more

Tự teen sải bước vào đời


tu_teen_sai_buoc_vao_doi.jpg

Giới thiệu sách: Bạn luôn mong muốn con mình đạt được thành công, trong học tập, trong thể thao, âm nhạc hay trong học tập. Nhưng bạn đã bao giờ lên kế hoạch đào tạo con mình trở thành người thành đạt chưa? Liệu bạn có đang đi theo theo lối mòn trong cách dạy con trẻ?

Với những chiến thuật mới mẻ, sáng tạo và những câu chuyện mang tính chất chia sẻ, cuốn sách sẽ giúp bạn hiểu được sức mạnh của cảm xúc và tìm đựơc bài tập rèn luyện cảm xúc phù hợp cho con mình.

Hãy tưởng tượng ra những thành quả trẻ đạt được khi chúng:

· Không lo lắng về những điều mọi người xung quanh nghĩ về mình

· Phát triển những thói quen thành công

· Vượt qua nỗi sợ hãi thất bại

· Thiết lập mục tiêu hiệu quả

· Biến lo lắng thành nguồn năng lượng tích cực

· Có được phần thưởng xứng đáng vì tính liêm chính

· Thay đổi những suy nghĩ tiêu cực của bản thân

· Làm việc chăm chỉ hơn người bên cạnh

Trích đoạn sách hay:

"Khi lái xe từ New York tới trung tâm huấn luyện, vợ chồng Yogi Berra - vận động viên bóng chày nổi tiếng, đồng thời cũng là người quản lý trung tâm, đã bị muộn giờ. Họ chạy xe cả đêm, nên vợ Yogi cảm thấy buồn ngủ khủng khiếp. Để bù lại khoảng thời gian bị trễ, Yogi chọn cách đi đường tắt, nhưng đó là một con đường lầy lội, gập ghềnh. Vợ ông đột nhiên tỉnh giấc, hoảng hốt nói: "Anh à, em nghĩ chúng ta lạc đường rồi." Yogi quay lại nhìn vợ và điềm tĩnh nói: "Đúng thế, nhưng chúng ta đang có khoảng thời gian tuyệt vời."

Nếu không có mơ ước, bạn cũng có thể đạt được điều gì đó, nhưng "điều gì đó" thường là điều bạn không mong muốn. Tuy nhiên, khi bạn đã khám phá ra mơ ước của mình, thì nó sẽ trở thành kim chỉ nam dẫn bạn tới đích.

Mơ ước đã đưa Christopher Reeve đến thành công cũng như giúp ông vượt qua nhiều khó khăn trong cuộc sống. Khởi nghiệp là một diễn viên sân khấu nhưng ông đã được đóng một trong những vai đắt giá nhất trên màn ảnh trong những năm 70 của thế kỷ 20 - Siêu nhân. Ông trở nên nổi tiếng và ông đã nhận nhiều vai diễn khác, giúp ông đạt tới đỉnh cao trong nền điện ảnh Hollywood.

Giữa lúc đó, bi kịch xảy ra. Trong một cuộc đua ngựa, con ngựa của Reeve đã vượt qua một rào cản khiến ông bị ngã, và bị gãy nhiều đốt xương sống cổ. Chấn thương này làm ông bị liệt từ cổ trở xuống. Thậm chí, ông không thể thở nếu không có máy trợ giúp.

Nhưng Christopher Reeve không đầu hàng. Nhớ tới những vĩ nhân mà mình ngưỡng mộ (trong đó có Tổng thống Franklin D.Roosevelt, người đã thách thức hội đồng khoa học để tìm ra vắc-xin phòng bại liệt khi còn đương chức), Reeve quyết tâm thực hiện mơ ước của mình. Ở tuổi 43, Reeve tuyên bố rằng ông sẽ đứng dậy được và nói lời chúc mừng trong bữa tiệc kỷ niệm sinh nhật lần thứ 50 của ông.

Mơ ước này đã dẫn đường cho mọi hành động của Reeve. Ông diễn thuyết không mệt mỏi ở khắp nơi trên thế giới, khuyến khích mọi người quyên tiền để nghiên cứu về tủy sống. Ông là người tự nguyện hiến mình nhằm giúp tìm ra cách chữa bệnh này.

Thật không may, tới sinh nhật lần thứ 50 của ông thì chương trình nghiên cứu này vẫn chưa thể giúp ông đứng dậy cùng nâng cốc chúc mừng với bạn bè và gia đình. Đau buồn hơn là sự ra đi của ông ở tuổi 52 vì một cơn đau tim. Nhưng ký ức về Reeve là nguồn động lực thôi thúc nhiều người tiếp tục thực hiện mơ ước của ông.

Sẽ thật tuyệt vời nếu con bạn có mơ ước mãnh liệt như Christopher Reeve để có thể chỉ dẫn cho mọi hành động hàng ngày của chúng. Thật tuyệt vời nếu con bạn có một mơ ước trong suốt cuộc đời để định hướng con đường đi cho chúng. Sẽ ra sao nếu con bạn có một mục đích tạo ra nguồn năng lượng sống vô tận.

Cha mẹ nào cũng muốn con cái mình sống có ước mơ, chứ không để cuộc sống trôi đi vô định. Và đây lại là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất nhưng không có nghĩa là không thể thực hiện được. Những chỉ dẫn sau đây có thể giúp con bạn hình thành mơ ước cũng như tìm thấy con đường đi đúng đắn cho riêng mình."

Về tác giả: GREGG STEINBERG: Phó giáo sư về tâm lý học thể thao của trường Đại học Austin Peay State. Ông là cộng tác viên thường xuyên cho các hãng tin Fox, CNN Channel và kênh truyền hình về Golf, là phó tổng biên tập của tạp chí Journal of Sport Behavior. Steinberg là nhà tâm lý học thể thao hàng đầu của Liên đoàn giáo viên dạy golf Hoa Kỳ. Bạn có thể liên hệ với tác giả qua email: mentalrules24@msn.comĐịa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó , hoặc gọi điện tới số: (931) 206 - 1328, hoặc vào thăm trang web của ông tại địa chỉ corporatechampionconsulting.com và mentalrules.com.

Thông tin về cuốn sách:

Tên sách

Tự teen sải bước vào đời

Tác giả

Gregg Steinberg

Giá

39.000 (vnđ)

Số trang

271

Nhà xuất bản

Lao động - Xã hội

Khổ

13 x 20,5 (cm)

Dạng bìa

Bìa mềm

Read more

Nghe để con nói, nói để con nghe


nghe_de_con_noi.jpg

Giới thiệu sách: Đối với các bậc cha mẹ, chắc chắn không có giai đoạn nào mang đến nhiều cảm giác bối rối, bực dọc và mệt mỏi như giai đoạn nuôi dưỡng những đứa con ở tuổi thanh thiếu niên. Thanh thiếu niên đặc biệt quan tâm đến bản thân mình, với nhiều tâm trạng đan xen và thường gửi đến cho bố mẹ rất nhiều thông điệp không rõ ràng. Trong khi đó, trách nhiệm của cha mẹ là phải đặt ra những giới hạn cho con, có những cuộc nói chuyện nghiêm túc với con, đề ra hình phạt khi con mắc sai lầm, giúp con rút ra bài học sau mỗi lần vấp ngã và hướng con đến một giai đoạn trưởng thành tràn đầy hạnh phúc và luôn gặt hái được thành công.

Bằng cách nào để các bậc phụ huynh thực hiện được những trách nhiệm trên?

Có một biện pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả trong cuốn sách Nghe để con nói, nói để con nghe này:

Cha mẹ nên gần gũi con cái mọi lúc mọi nơi, tận dụng những cơ hội dù nhỏ nhất để có thể thấu hiểu tâm tư, tình cảm của con mình.

Cuốn sách này giống như kim chỉ nam giúp các bậc phụ huynh nhận biết những thời điểm thuận lợi để gần gũi con cái hơn, nhờ đó giảm bớt những phiền muộn họ gặp phải khi nuôi dạy những cô cậu đang ở tuổi mới lớn.

Trích đoạn sách hay:

"...Có lẽ phải rất khó khăn các bậc phụ huynh mới nhận ra sự thật là tất cả những lời khuyên răn, những bài học giáo huấn hay những bài học kinh nghiệm về cuộc sống của họ chỉ như "nước chảynước đổ đầu vịt" đối với con cái họcái. Tuy nhiên, hầu hết các bậc phụ huynh đều không dễ dàng chấp nhận sự khước từ của con trước lời khuyên của họ. Bất chấp sự phản đối của con, chúng ta liên tiếp tặng cho con nhiều lời khuyên cá nhânkhuyên và giáo huấn con, ngay cả khi chúng ta biết rằng con không hề lắng nghe. Chúng ta không biết phải làm gì khác và chúng ta không bao giờ lựa chọn phương án "ngồi án binh bất động" bên lềtrước việc làm của con. Tất nhiên, sự thúc giục phải "giúp đỡ" con sẽ mang tính chất tích cực nếu bạn biết cách vận dụng phương pháp này một cách gián tiếp. Chắc chắn phương pháp gián tiếp sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Trong chương trước, chúng ta đã đề cp đến xu hướng yêu bn thân ca tr (xu hưng này góp phần khiến tr thờ ơ trưc lời khuyên hu ích ca chúng ta). Trongvà trong chương này, chúng ta sẽ cùng nghiên cu nguyên nhân khiến những li khuyên và nhng bài giáo huấn thông thưng chỉ có th "đi từ tai trái sang tai phải" của tr. Trưc hết, chúng ta s cùng nghiên cu kĩ lưng về "người em họ" của tư tưởng hội chứng yêu bản thân: động lcsự thúc đy của tư tưởng tinh thần tự lp..."

Về tác giả: Tiến sĩ Michael Riera làm việc trong ngành giáo dục từ năm 1980. Ngoài cuốn sách Nghe để con nói, nói để con nghe, ông còn là tác giả của bốn cuốn sách nổi tiếng khác trong lĩnh vực hướng dẫn các bậc cha mẹ dưỡng dục con cái, chẳng hạn Field Guide to the American TeenagerUncommon Sense for Parents with Teenagers. Riera là phóng viên phụ trách mảng gia đình và trẻ vị thành niên của Chương trình Sáng thứ Bảy trên kênh CBS, đồng thời tổ chức chương trình phát thanh riêng có tên Family Talk with Dr. Mike (Đối thoại gia đình với Tiến sĩ Mike). Ngoài ra, Riera còn xuất hiện trong các chương trình truyền hình nổi tiếng như Oprah Winfrey Show, Today, The View và 48 Hours.

Thông tin về cuốn sách:

Tên sách

Nghe để con nói, nói để con nghe

Tác giả

Michael Riera

Giá

69.000 (vnđ)

Số trang

385

Nhà xuất bản

Lao động - Xã hội

Khổ

13 x 20,5 (cm)

Dạng bìa

Bìa mềm

Read more

Sự nghiệp làm cha


sunghieplamcha.jpg

Giới thiệu sách: Sự nghiệp làm cha là một câu chuyện dạy con cảm động lòng người. Những triết lý trong cuốn sách không quá cao sâu diệu vợi nhưng vô cùng không thiết thực. Mỗi câu chuyện đều tràn đầy tình yêu thương ấm áp và sự hy sinh trong hạnh phúc của người cha trước sự trưởng thành từng bước của các con. Ý thức quan điểm giáo dục tiên tiến đem lại hiệu quả lâu dài đã khiến Sự nghiệp làm cha trở thành sách gối đầu giường của các bậc cha mẹ.

Trích đoạn sách hay:

"Về việc dạy con sau khi đứa con đầu lòng chào đời, vợ chồng tôi tuyệt đối không dễ dàng nghe theo ý kiến của người khác, cũng không thường xuyên thay đổi phương pháp dạy con của mình. Vợ chồng tôi đã biên soạn những phương pháp khả thi và thiết thực nhất để có thể tiến hành giáo dục sớm cho con.

Thứ nhất, rèn luyện khả năng tập trung.

Chưa đầy một tháng tuổi, Thiên Văn đã có thể nhìn bố mẹ một cách chăm chú. Không lâu sau đó, cháu đã có thể tập trung ánh nhìn của mình vào cha mẹ theo nhịp đưa nôi của vợ chồng tôi từ trái sang phải, rồi lại từ phải qua trái. Sau này, chúng tôi thường xuyên dùng phương pháp này để rèn luyện con. Có lúc, chúng tôi dùng những đồ chơi màu sắc sặc sỡ hoặc phát ra âm thanh để làm cháu tập trung chú ý. Vợ chồng tôi từ từ tăng dần thời gian chú ý, từ một đến hai phút, rồi đến năm phút, thậm chí lâu hơn nữa. Lúc mới bắt đầu rèn luyện, khi xuất hiện tiếng động mạnh ở xung quanh, Thiên Văn liền dừng sự chú ý. Sau một thời gian rèn luyện, dần hình thành thói quen tập trung, kể cả có âm thanh lớn, thì cháu vẫn chú ý cao độ. Việc bồi dưỡng thói quen "chú ý" như vậy rất tốt cho khả năng tập trung sự chú ý của trẻ. Sau khi Thiên Văn trưởng thành, khi học tập hay làm việc luôn tập trung cao độ, thậm chí có thể chuyên tâm ngồi học ở những nơi đông người qua lại và nhiều thanh âm hỗn tạp như trên phố hay bên đường mà không hề bị phân tâm.

Thứ hai, rèn luyện lòng dũng cảm.

Sau khi Thiên Văn đầy tháng, tôi thường xuyên dùng hai tay nhấc bổng cháu lên cao. Mỗi lần như vậy, cháu đều tỏ ra rất "hoảng sợ". Khi đã quen, cháu chuyển từ cảm giác "hoảng sợ" sang "thích thú".

Thứ ba, không thể xem nhẹ việc dạy trẻ tập bò.

Quá trình rèn luyện mang lại nhiều hứng thú nhất là việc tập bò. Khi Thiên Văn được bốn tháng tuổi cũng là lúc mùa hè đến, chúng tôi để cháu ngủ trên gác xép. Có lần, vợ chồng tôi để cháu ngủ trong tư thế nằm ngửa, khi tỉnh dậy, thấy cháu đã di chuyển một quãng khá dài, lúc này vợ chồng tôi mới ngỡ ngàng nhận ra là cháu đã biết bò. Vì thế, chúng tôi bắt đầu rèn cho cháu tập bò. Và chúng tôi đã rút ra một số kinh nghiệm: để cháu hứng thú tập bò, nên đặt trước mặt cháu một thứ đồ chơi cháu yêu thích nhất: đó là quả cầu nhỏ bằng da. Nhìn thấy quả cầu, cháu vội bò tới. Chúng tôi không để quả cầu ở quá xa mà đặt trong phạm vi khả năng của cháu, lúc cháu gần bắt kịp, lại đặt ra xa thêm một khoảng thích hợp. Cứ thế vài lần, cháu có thể kiên trì bò qua, nhanh chóng bò từ cửa trước sang cửa sau. Chỉ trong chốc lát, cháu đã bò hết quãng đường dài 12m. Cuối cùng, khi nắm được quả cầu nhỏ, cháu cười sung sướng vì chiến thắng. Nếu ngay từ đầu đặt quả cầu nhỏ quá xa sẽ khiến cháu mất hứng thú lấy cầu. Điều này gợi cho chúng tôi nhận thức được được rằng trong quá trình giáo dục sớm tại gia đình, cần phải xác định lượng công việc phù hợp, để con trẻ không cảm thấy quá nhẹ nhàng hay quá khó khăn, lấy hứng thú của trẻ làm giới hạn, như vậy mới mang lại hiệu quả rèn luyện tốt nhất.

Thứ tư, khích lệ bọn trẻ "tập bước đi đầu tiên".

Do được rèn luyện tập bò đúng cách, tứ chi của trẻ trở nên cứng cáp, cơ bắp toàn thân cũng được phát triển một cách đồng đều. Chưa đến năm tháng tuổi, Thiên Văn đã biết tự ngồi một mình, tám tháng tự đứng, đồng thời có thể bám vịn để tập đi. Từ bám vịn tập đi đến tự bước đi cần một quá trình rèn luyện đặc biệt. Chúng tôi để cháu tự đứng, sau đó đứng ở đằng trước cháu vỗ tay, gọi cháu bước lại gần. Đầu tiên cháu sợ không dám bước. Lúc đó, phải đứng rất gần cháu, chỉ cách cháu khoảng một, hai bước, rồi dùng đồ chơi mà cháu thích để thu hút cháu, cháu mới chịu rướn người về phía trước. Bước đi đầu tiên vô cùng quan trọng, qua mấy lần luyện tập, cháu bạo dạn hơn, bước chân cũng chắc hơn. Chúng tôi bèn đứng cách cháu ba, bốn bước rồi hướng về phía cháu và vỗ tay, sau khi thành công lại đứng ở khoảng cách xa hơn nữa. Mỗi lần thành công đều khích lệ cháu, nhấc cháu lên cao. Chúng tôi không bao giờ quên những hình ảnh vui vẻ khi Thiên Văn tập đi, niềm vui cháu bước được bước đi đầu tiên cho đến nay vẫn lưu lại trong ký ức của vợ chồng tôi.

Sau khi hưởng niềm vui chiến thắng, con trẻ sẽ ngày một bạo dạn. 10 tháng tuổi, Thiên Văn đã biết tự đi. Một lần, Tiểu Tương giặt quần áo bên bờ sông cách nhà hơn 100m, tôi khám bệnh ở nhà, chỉ một chút sơ ý, Thiên Văn đã tự mình ra ngoài, vừa đi vừa khóc gọi mẹ. Tiểu Tương hốt hoảng ôm lấy con, Thiên Văn không khóc mà cười rất to, như là tự chúc mừng thắng lợi của mình.

Thứ năm, rèn luyện tắm và nghịch nước.

Dù công việc bận rộn thế nào, vợ chồng tôi luôn giành thời gian tắm cho con hàng ngày, và để cháu nghịch nước thoải mái. Khi Thiên Văn được ba tháng tuổi, thời tiết nóng bức, chúng tôi tắm ở ngoài phòng cho cháu, cho cháu ngồi trong chậu rửa mặt, hai tay cháu nắm lấy thành chậu, ngồi rất vững. Mỗi khi nhìn thấy nước cháu rất vui vẻ, tuy chưa biết nói, nhưng cứ ngồi vào chậu nước là cháu reo vui cùng với tiếng cười rộn rã. Tám tháng tuổi, cháu có thể tự ngồi nghịch nước trong chậu rửa mặt. Chúng tôi dùng vòi phun nước lên người cháu, cháu hét lên, dùng tay xoa nước lên người bố mẹ. Mỗi lần tắm xong, cháu ngủ rất lâu và rất ngon.

Sau này, chúng tôi đều rèn các con tắm nghịch nước, thường xuyên trong cả bốn mùa. Phương pháp này không những tạo thói quen vệ sinh cho trẻ mà còn rất có lợi cho sự phát triển toàn cơ thể. Thiên Văn từ nhỏ chưa hề bị ốm hay cảm mạo bao giờ.

Vợ chồng tôi còn bổ sung một phương pháp là "trêu cho con cười" và bắt đầu thực hiện khi Thiên Vũ được hai tháng tuổi. Mỗi khi cháu thức giấc, chúng tôi lại trêu cho cháu cười. Phương pháp này đem lại hiệu quả rất tốt, hai tháng sau Thiên Vũ đã biết cười. Cũng nhờ đó, Thiên Vũ già dặn sớm hơn Thiên Văn một chút. Cháu luôn mỉm cười, vui vẻ khi gặp mọi người.

Tuy giáo dục sớm không thay đổi được bản chất của khả năng di truyền, nhưng có tầm ảnh hưởng lớn đến sự trưởng thành thành tài của trẻ. Nếu không được giáo dục sớm tốt, khi trưởng thành, người có 100 điểm gien di truyền chỉ có thể được thừa hưởng 50 điểm hoặc thấp hơn, còn đứa trẻ chỉ có 60 điểm điểm gien di truyền sẽ được thừa hưởng nó một cách trọn vẹn. "

Về tác giả: Thái Tiếu Vãn chỉ là một người cha bình thường. Ông có sáu người con, trước khi các con vào trung học, gia đình ông sống ở một làng quê êm đềm. Hơn 10 năm sau, các con của ông đều khôn lớn và thành tài. Quan điểm của người cha bình thường ấy rất đỗi giản dị: Làm cha là sự nghiệp cả đời! Ông từng nói: "Nuôi dạy con thành tài là sự nghiệp bức thiết suốt một đời của người làm cha mẹ. Nó mãi mãi là việc quan trọng nhất trong mọi công việc hàng ngày của họ.

Thông tin về cuốn sách:

Tên sách

Sự nghiệp làm cha

Tác giả

Thái Tiếu Vãn

Giá

63.000 (vnđ)

Số trang

289

Nhà xuất bản

Thời đại

Khổ

13 x 20,5 (cm)

Dạng bìa

Bìa mềm

Read more